[Europe reminders] Lần tới travel solo ở châu Âu, đây là những gì tôi cần chuẩn bị! [1]

Một cuộc hành trình tốt chỉ khi bạn có một sự chuẩn bị tốt. 
 Bonn, Germany

Tôi là Nguyễn Minh Anh, một tình nguyện viên Việt Nam ở Hy Lạp theo dự án EVS Châu Âu trong vòng 3 tháng. Trong quãng thời gian này, tôi khá may mắn khi có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động cộng đồng không chỉ ở Hy Lạp mà còn ở hai đất nước khác của Châu Âu đó là Đức và Ba Lan. Ngoài ra, tôi có cơ hội được thực hiện chuyến hành trình " Chim hải âu" ( tên do tôi tự đặt) trong vòng 18 ngày ở 5 quốc gia châu Âu khác nữa. Toàn bộ hành trình này, tôi đều travel solo chính bởi vậy mà tôi tự đúc rút ra một số bài học cho bản thân để chuẩn bị cho những hành trình dài ngày trong tương lai. Tôi xin chia sẻ bài viết này để bản thân một lần ghi nhớ và để cho những bạn bè quan tâm.

Vậy tới châu Âu, tôi cần mang những gì?

Trong khi chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày ắt hẳn có những lúc tôi đã xuề xòa và không chuẩn bị kĩ nên kết quả là đôi khi mất sức, mất tiền và quan trọng hơn tất cả là mất thời gian. Sự chuẩn bị tốt chắc chắn là sự tiết kiệm khôn ngoan nhất cho tương lai!

I. Chuẩn bị về thông tin hành trình:

1. Đặt vé máy bay giá rẻ ở Châu Âu?

a) Hãng nào?

Hai hãng máy bay cung cấp nhiều chuyến bay giá rẻ ở Châu Âu chính là Ryan Air và Easy Jet. 
Tuy nhiên tùy theo địa điểm tôi muốn đến, tôi phải linh động tìm trên Google Flight và Skyscanner và các hãng máy bay của nước tôi muốn đến.

(*) Có thể bạn quan tâm:

Trải nghiệm của tôi với Ryan Air: 

Hầu hết tất cả các chuyến bay của tôi đều là từ Ryan Air. Nói chung tôi rất hài lòng với dịch vụ của Ryan Air: tiện lợi, nhanh gọn, và phù hợp với giá tiền. Ryan Air cung cấp rất nhiều chuyến bay giá rẻ đến không tưởng, tôi may mắn khi "chộp" được toàn những vé giá hời như thế trong suốt hành trình xê dịch của mình. Tuy nhiên chuyến bay giá rẻ sẽ luôn vào những giờ khởi hành "chẳng ai muốn đi": vào lúc sáng sớm ( 6-7 giờ sáng) hay (5-6 giờ chiều). Tuy nhiên những chuyến bay như thế đều vô cùng hút khách. 

Thêm một điều nữa mà tôi nghĩ nhiều người sẽ quan tâm: 

- Thứ nhất Ryan Air rất đúng giờ!

- Thứ hai là Ryan Air...đã không kiểm tra kích thước và cân nặng hành lý của hành khách trong toàn bộ tất cả các chuyến bay của tôi!!! Điều này vừa có lợi vừa có hại. Lợi ích của nó là, khi tôi di chuyển qua nhiều quốc gia, backpack của tôi cũng có sự thay đổi ( có những lúc tôi mua nhiều đồ và cái backpack trở nên to hơn mức cho phép hoặc tôi xách thêm hành lý bên mình) và nếu như bị kiểm tra trường hợp xấu nhất là sẽ bị phạt 50EUR ( một số tiền không hề nhỏ). Vậy nên trước mỗi chuyến bay tôi đều rất lo về khoản hành lý cá nhân ( xem thêm bài viết: Tôi ước tôi pack đồ nhẹ nhàng hơn). Cái không tiện ích của việc này đấy chính là đôi khi các hành khách khác lợi dụng sơ hở để mang quá nhiều đồ và tôi có thể không có chỗ để đựng đồ cá nhân mà phải gửi (free) hành lý ở một bộ phận khác ( điều này gây mất thời gian vì tôi sẽ phải đợi để lấy hành lý sau khi xuống máy bay, và đôi khi tôi có thể lỡ mất chuyến tàu tôi cần). 

Tóm gọn lại, tôi vẫn khuyên mọi người nên kiểm tra giá vé ở Ryan Air cho các chuyến bay trong châu Âu. Tôi cho Ryan Air 8/10 <3

Note: Nếu không có hành lý ký gửi hãy luôn đảm bảo bạn đã check in online chuyến bay của mình trước 48 giờ trước giờ khởi hành, hoặc bạn có thể đến check in offline với phí là hơn 100EUR! Ryan Air cho boardingpass online nên không cần tìm hàng in hãy tìm chỗ có wifi và tải boardingpass về máy! Ngoài ra nếu bạn không đặt chỗ trên máy bay trước ( phí 3EUR) thì bạn sẽ luôn bị ngồi giữa thay vì ngồi gần cửa sổ :). 

Tôi thực sự luôn né phí 3EUR này để chờ cơ hội mình random được ngồi gần cửa sổ nhưng hầu như hiếm khi có chuyện đó trừ khi bên cạnh ghế của tôi không có hành khách.

Bài viết tham khảo so sánh giữa Ryan Air và Easy Jet ( Tiếng Anh): https://www.tripsavvy.com/ryanair-v-easyjet-1643367

b) Làm sao để "săn" được vé rẻ?:

Ban đầu khi nghĩ đến cụm từ: săn vé rẻ tôi thấy rất...đáng sợ. Tôi có cảm giác săn vé máy bay giống như chơi chứng khoán hay thế nào đó vậy. Chỉ cần sơ sẩy là tôi sẽ lỡ những chuyến bay giá hời, mà đó là điều chẳng ai muốn. Tuy nhiên, trong năm nay tôi đã tự đặt gần 10 chuyến bay và cũng bỏ túi được một chút kĩ năng cần thiết để có giá vé mong muốn:

#Phương châm: Phải luôn linh hoạt

Tại sao lại luôn linh hoạt?

Đây là cách tôi làm:

Hãy ra một list các nước mà bạn muốn đi ( hãy dùng cả bản đồ châu Âu để xác định vị trí của các nước hay thành phố bạn muốn đến) sau đó nghiên cứu kĩ thông tin chuyến bay giữa các nước. 

Bản thân tôi khi vạch kế hoạch cho travel solo ở châu Âu cũng biết rằng mình không thể đi hết tất cả các nước trong châu lục này nên sau khi giới hạn lại các quốc gia tôi yêu thích nhất ( khi đó có Hà Lan, Ý, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Áo, CH Séc,...) tôi đã làm một bản nghiên cứu nhỏ về giá cả và khi đó điều ưu tiên hàng đầu là thời gian di chuyển giữa các nước và giá vé máy bay. Sau vài ngày liên tục "lùng sục" thông tin giá vé, hỏi ý kiến bạn bè, tôi quyết định đi bụi qua bốn nước: Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Đức. 

Thêm vào đó, ngay cả việc sắp xếp thứ tự các thành phố bạn muốn ghé thăm cũng là một điều đáng lưu ý để tiết kiệm tối đa chi phí vé máy bay. 

Cuối cùng, linh hoạt trong thời gian ở mỗi thành phố cũng rất quan trọng. Ví dụ tôi vô cùng mong muốn được dành nhiều thời gian ở Paris hơn bất kì thành phố nào khác tuy nhiên để có vé giá thật hời đôi khi tôi phải thay đổi số ngày mình dừng chân tại mỗi nơi để lên đường sớm hơn hoặc muộn hơn để có vé giá hời. 

Tham khảo giá vé: Đợt đó tôi đi vào tuần thứ 2-3 tháng 11. Từ Athens -> Rome: tầm 33EUR, Rome -> Barcelona: <13EUR, Barcelona ->Paris: <13EUR, Paris - Berlin - Athens: tầm 100EUR.


Câu hỏi cần đặt ra là:

- Có những trang web về phương tiện giao thông nào bạn có thể tham khảo: 
Goeuro: cho bạn khảo giá về cả 3 loại phương tiện : Bus, Train, Airplane ( khuyến khích dùng)
Note: Khi có được lựa chọn ưng ý hãy đến trang chủ của hãng phương tiện để đặt thay vì đặt qua Goeuro.

Ryanair/ Easy Jet

Skyscanner: tương tự như Goeuro, bạn có thể khảo giá vé máy bay ở đây, tuy nhiên khi đặt tốt nhất hãy đến trang chủ của hãng để được giá vé tốt nhất.

Google Flight cũng có chức năng tương tự Skyscanner.

- Có bao nhiêu phương tiện công cộng từ địa điểm A đến B và thời gian và chi phí ra sao?

Đây là điều quan trọng, hãy làm một bài toán khoảng cách và chi phí tốt rồi bạn sẽ ra được kế hoạch xê dịch ít tốn kém nhất!!


Hãy giữ trong đầu quan điểm của Rick Steves: 
Thời gian chính là tiền khi đi du lịch!.

(*) Thông tin thú vị:

- Từ Athens, bạn có thể bắt chuyến bay giá thường ở mức rẻ đến Rome (Ý), Bratislava ( Slovakia), và Đức ( tùy thành phố: Bonn, Cologne),...

- Từ Bratislava ( thủ đô của Slovakia), bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn cho xe bus đến các địa điểm nổi tiếng khác như Vienna (Áo), Budapest ( Hungary), Prague ( Séc), Ostrava ( Séc),...vô cùng nhanh và tiện lợi ( ví dụ từ Bratislava đến Vienna chỉ mất 1 giờ ngồi xe, giá vé chỉ dưới 10EUR). Và nếu bạn sắp xếp tốt giữa các chuyến đi ( và bạn cần đầu tư thời gian cho việc đó) thì chắc chắn bạn có thể đi được nhiều nơi mà không tốn quá nhiều tiền và cả thời gian. Có khá nhiều người ban ngày thì du lịch ở Vienna hay Budapest nhưng tối lại về ngủ khách sạn ở Bratislava vì vé phòng rẻ và đi lại tiện lợi...

Tất cả những tip thú vị thường sẽ không ai mách bạn trừ khi bạn hỏi, vậy nên hãy luôn hỏi những người bạn xung quanh và họ sẽ giúp đỡ bạn được rất nhiều.

2. Đi về đâu những ngày ở châu Âu đắt đỏ:

Một trong những mối quan tâm lớn của tôi là chỗ ở. Có thể nói tìm dễ mà cũng không dễ.

Trong suốt hành trình "Chim hải âu" tôi không hề đặt phòng khách sạn, nhà trọ hay dịch vụ liên quan. 

Vậy làm thế nào?

Sau khi tôi có được chính xác những thành phố tôi sẽ đến và thời gian tôi sẽ ở mỗi thành phố. Tôi bắt đầu công cuộc tìm kiếm nơi ở.

+ FREE 

Ngay từ ban đầu tôi đã có suy nghĩ sẽ không thuê khách sạn hay nhà nghỉ vì: đắt đỏ và vì tôi đang đi du lịch một mình nên sẽ rất buồn nếu thỉnh thoảng không có bạn bè để giao lưu vì thế tôi chọn Couchsurfing (CS) như một trang web thân thuộc mỗi khi tôi cần tìm chỗ ở. Chưa dừng lại ở CS, hãy nhớ đăng lên facebook hay bất cứ mạng xã hội nào về thông tin chuyến đi, thông báo cho bạn bè, thông báo lên các nhóm xã hội trên Facebook ( nhóm du học sinh chẳng hạn)...Hãy làm mọi cách để càng nhiều người biết càng tốt. Có hai cái lợi từ việc này: thứ nhất cho vấn đề an toàn của bản thân, bạn bè người thân nên biết tôi đang ở đâu, thứ hai là để năm bắt các cơ hội tìm được chỗ ở. Bằng cách này tôi đã hoàn toàn không phải đầu tư vào chỗ ở trong toàn bộ chuyến đi.

Vậy là để ở FREE, tôi có nhiều lựa chọn: từ CS, từ nhóm du học sinh, từ các nhóm bạn bè, từ bạn bè gần xa,...

Ngoài CS ra còn có kha khá nhiều trang web khác cho phép người đi du lịch ở nhờ ( có điều kiện). Bạn có thể làm một việc nào đó giúp chủ nhà và bạn được ở nhờ. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi bạn phải dành thêm thời gian và có chút ràng buộc. Nhất là nếu chuyến đi của bạn không được dài ngày thì tốt nhất vẫn là chủ động có nơi ở của riêng bạn.

Trải nghiệm cá nhân: Trước khi đi 1 tuần tôi vẫn chưa chắc chắn được toàn bộ chỗ ở của mình ở Rome, Barcelona và Paris. Khi đó tôi đăng tin lên facebook tìm chỗ ở ở Rome, đăng tin lên hội du học sinh Việt Nam tại Italia - ASVI,...Nhờ đó mà tôi không những có chỗ ở mà còn gặp được một chị du học sinh Việt rất dễ thương và nhiệt tình. Ngoài ra tôi còn làm quen được với mấy bạn từ Chile, Ấn Độ,...

Một cái duyên hay ho nữa đấy là hồi tôi đi bụi ở Malaysia tôi dùng CS và được host bởi một gia đình người Malaysia gốc Ấn. Họ là những con người vô cùng nhân hậu và tốt bụng. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên kể cả khi tôi đã rời đi. Sau khi thông báo với họ tôi sẽ dừng chân ở Barcelona và Paris trong vài ngày tới họ đã không ngại ngần kết nối tôi với những khách họ từng host hiện đang sinh sống ở Barcelona và Paris. Cuối cùng tôi được host bởi một bạn tên Brune người Paris ở Barcelona và một cặp đôi người Paris ở Pháp. Họ đều là bạn chung và đã hitchhiking 7 tháng qua mấy chục nước châu Á. Cùng một tinh thần travelling cháy bỏng, chúng tôi đã có những thời gian vô cùng ý nghĩa và tuyệt vời.

+ Chi phí tiết kiệm:

booking.com/ agoda/ ...: hãy tìm dorm nếu bạn đang muốn tiết kiệm tối đa tiền ở ( phòng ở chia sẻ chung với người khác). Tôi đã từng thử ở dorm ở Penang ( Malaysia) bất chấp một số lo lắng là có thể sẽ bất tiện, mất đồ,...Tuy nhiên, thời gian ở dorm ở Penang là một trong những quãng thời gian vô cùng đáng nhớ. Tôi đã làm quen được với rất nhiều người bạn tốt và chúng tôi có một quãng thời gian vô cùng vui vẻ. Điều quan trọng là phải biết cách tìm phòng hợp lý.

airbnb: là hình thức các nhà cho thuê chỗ ở trong chính ngôi nhà họ đang ở nên giá luôn rẻ hơn so với khách sạn, hình thức này như một phiên bản nâng cao của CS. Nếu CS là được ở free trong nhà người dân thì Airbnb là bạn trả tiền để thuê chỗ ở trong nhà một người dân nào đó. Hình thức này cũng rất được ưa chuộng ở châu Âu.

Hãy luôn chắc chắn là bạn đặt phòng sớm và kiểm tra xem bạn có coupon nào không :)

+ Thử thách bản thân + FREE:

Tham khảo bài viết ( Tiếng Anh) để biết các cách ngủ free: https://gobackpacking.com/5-ways-to-sleep-for-free-in-europe/

Ngủ ở sân bay giờ đã thành việc quá quen thuộc đối với tôi. Vốn không có chỗ ở cố định ở những nơi tôi travel solo nên trước mỗi chuyến bay tôi thường ra sân bay từ đêm hôm trước ( vì chuyến bay của tôi thường rơi vào tầm 6h30 sáng) để ngủ ở đó. Sự thật là ngủ ở sân bay  tệ ở chỗ tôi không thể thật sự "ngủ" tuy nhiên ở sân bay rất sạch sẽ và chẳng có ai nhìn bạn với con mắt kì quặc nếu bạn trải túi ngủ hay chăn ở ngay sảnh chờ để ngủ. Ai cũng làm vậy được và thực tế thì chẳng có vấn đề gì xảy ra cả. 

Tham khảo cách ngủ ở sân bay lol ( Tiếng Anh): https://www.sleepinginairports.net/

3. Travel solo thì biết theo ai, nghe ai:

Đã quyết định không có tourguide, thì điều quan trọng nhất là nắm được thông tin nơi mình cần đến. Muốn nắm bắt thông tin về một địa điểm du lịch nào đó vào thời điểm này là điều quá đơn giản. Tuy nhiên đọc trên mạng là chưa đủ với tôi, cứ đến một đất nước mới, thành phố mới tôi đều không tiếc tiền mua guidebook. Tầm quan trọng của Guidebook với tôi có thể nói so sánh với tầm quan trọng của passport để nhập cảnh vậy. Đừng bao giờ đi mà chẳng hiểu gì cả.

Guidebook cho bạn mọi thứ bạn cần biết.

Dưới đây là hai nhà xuất bản guidebook uy tín nhất đối với tôi vì độ phổ biến, độ cập nhật thường xuyên, và độ dễ hiểu của cuốn sách:

Lonelyplanet và Rick Steves

Giá tiền của mỗi cuốn sách không hề rẻ (20-25 EUR) nhưng nó có thể tiết kiệm cho bạn nhiều hơn thế. Như tôi nói, thời gian cũng là tiền.


Trong bài viết này, phần 1 bao gồm ba mục quan trọng đầu tiên cần chuẩn bị cho một chuyến đi dài ngày ở châu Âu. Các bài viết tiếp theo sẽ xoay quanh một số vấn đề trong bài viết này dựa trên quan điểm, góc nhìn và trải nghiệm của tôi ví dụ như: Pack đồ gọn nhẹ; Có an toàn không khi ở CS và Airbnb; Làm sao để travel solo an toàn, nhất là cho bạn gái,...Ngoài ra phần 2 của bài viết sẽ bàn thêm về những vật dụng nên mang theo bên người.





Cảm ơn bạn đọc!

Nguyễn Minh Anh


















Comments

  1. Chị ơi chị có facebook không, hoặc là có thể mở follow cho trang này được không. Em muốn theo dõi các bài viết của chị, như vậy sẽ tiện hơn :D Cám ơn chị nhiều nha

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Young and boredom

Malaysia: Bức tranh đa màu ở Kuala Lumpur

[Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau] Sổ tay ghi những câu trả lời sai và cách để chọn sai lầm làm động lực phát triển bản thân!