[Tuần làm việc 4 giờ] Câu hỏi bài tập (2): Suy nghĩ nhiều lại không hiệu quả bằng việc cứ viết hết ra.
Rất nhiều bước đi sai lầm được tạo ra khi bạn đứng yên
FORTUNE COOKIE
Ngày hôm qua, sau khi đã hoàn thành xong các câu hỏi vận dụng trong nội dung Luật lệ thay đổi những luật lệ: [Tuần làm việc 4 giờ] Câu hỏi bài tập (1) hay những chia sẻ chân thật nhất! tôi hào hứng lật sách đến mục Kiếm soát sự sợ hãi và thoát khỏi tình trạng tê liệt. Trong chương này, Timothy - tác giả của cuốn sách càng củng cố cho tôi thêm những dẫn chứng chứng minh về việc con người sợ hãi sự không chắc chắn như thế nào và mọi người phần lớn là thà chọn sự bất hạnh còn hơn là chọn một điều gì đó mơ hồ.
Ai đó có thể là một người tự tin, nhưng tự tin không phải là lý do để chối bỏ rằng bạn cùng từng sợ hãi khi làm một việc gì đó. Sự sợ hãi ở đây không phải chỉ nói về mặt sinh học: tim đập nhanh, tay toát mồ hôi,...mà nó còn là về mặt tâm lý. Sự sợ hãi lúc này được thể hiện dưới dạng: khó chịu, bất an, lẩn tránh,...Sợ hãi đích thực là một trạng thái hoàn toàn bình thường và diễn ra tự nhiên ở con người. Chúng ta chắc chắn vẫn còn đầy rẫy nỗi sợ hãi. Đôi khi chúng khiến ta đề phòng và cẩn trọng nhưng đôi khi lại trở thành mũi giày ngáng bước chân ta. Nhưng điều quan trọng mà Timothy Ferris khiến tôi nghĩ đến là: CHÚNG TA KHÔNG CẦN PHẢI DẬP TẮT HẾT MỌI SỰ SỢ HÃI TỪ BẢN THÂN. Kiềm chế nỗi sợ, không thèm nhìn ngó đến nỗi sợ, tránh những hoàn cảnh khiến mình trở nên sợ hãi không khiến mình dũng cảm hơn mà quan trọng là nhìn nhận sự sợ hãi như một phần của mình và đối mặt với nó để hiểu được tại sao mình lại sợ và từ đó THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM mới là cách tốt nhất.
1. Xác định cơn ác mộng của bạn, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, lo sợ nào xuất hiện khi bạn suy nghĩ về những thay đổi mà bạn có thể hay cần phải thực hiện?
Mình muốn tiếp tục theo học kì 1 năm 2 đại học. Nhưng nếu như việc học vẫn khiến mình thất vọng và không tìm được ý nghĩa chính đáng ( điều mà rất có thể sẽ xảy ra) thì kì 2 mình mong muốn được bảo lưu. Điều khiến mình lo sợ là: mẹ sẽ không hiểu tại sao mình phải làm như thế. Mình sẽ cố giải thích là con chưa xác định được bản thân con là ai, năng lực thực sự của con là gì,...và con cần phải được tách ra khỏi những giờ học buồn chán dán chặt mông trên ghế và thấy thời gian càng trôi càng chỉ bòn rút thêm sự năng động của bản thân. Mẹ có thể nghĩ mình điên, lười nhác, ngu xuẩn hay thế nào đó. Điều quan trọng là, mẹ vẫn đang chu cấp cho mình và nếu mẹ thực sự thất vọng với mình, mình sẽ áy náy. Điều khiến mình lo sợ nữa là, mình sẽ tốt nghiệp muộn hơn các bạn. Thực tế thì điều này cũng không có gì to tát nhưng cảm giác mình hơi khác. Thế thôi!. Mình còn lo là sau khi đã bảo lưu kì 2, mình sẽ chẳng muốn quay lại học nữa (vì có thể đã tìm ra hướng đi mới cho cuộc đời?) hay quay lại học mà cảm giác như mình vẫn chưa tìm ra được ý nghĩa cho tất cả việc này. Thêm nữa là, liệu bảo lưu học để làm điều gì đó mình cho là quan trọng có thực sự cần thiết ko? Mình có thể vẫn đi học và vẫn làm cái gì đó mình muốn làm?. Đây chính xác là câu hỏi khiến mình chần chừ mãi trong quyết định học hay bảo lưu của mình. Tuy nhiên, mình cho rằng, mình không thể làm được cả hai vì thứ nhất, về mặt thời gian, khi đi học các tiết học dàn trải cả tuần và dù chỉ là vài tiết cũng hết cả ngày của mình chưa kể nếu thật sự muốn học, về nhà còn cần nghiền ngẫm sách vở, đến lúc thi thì sáng tối ôn thi, rất mất thời gian. Thứ hai, khả năng tài chính, làm những điều mình thích: trong đó có học một khóa học nào đó, đi đến một vùng trời nào đó, tất cả quy đổi thành tiền. Mình chỉ có thể có tiền cho cái này hoặc cái kia vào thời điểm này. Thứ ba, khi chưa tìm được lý do đi học thì đi học cũng không để giải quyết vấn đề gì. Woa, mọi thứ dường như rõ ràng hơn đôi chút. Và đương nhiên là mình vẫn sống vẫn ăn vẫn uống nếu mọi điều như trên xảy ra(!).
2. Bạn có thể làm gì để mọi thứ phát triển, dù chỉ là tạm thời:
Có lẽ là học ngoại ngữ, đọc sách, sắp xếp thời gian tìm hiểu về những hoạt động kiếm tiền qua mạng. Tham gia một khóa học ở Teckkid( mình sẽ học về lập trình web). Xây dựng blog. Làm vlog. Đi khám phá nước nào đó trong khả năng tài chính. Tiếp tục các hoạt động ở cộng đồng GYC....Kha khá là nhiều thứ để làm.
3. Những viễn cảnh có thể xảy ra sẽ mang lại kết quả hay lợi ích gì, cả trong nhất thời và dài hạn?
Có lẽ viễn cảnh đó sẽ đem đến cho mình cảm giác vui sướng xen lẫn chút lo âu về những gì sắp xảy ra. Mình sẽ phải cam kết có trách nhiệm với khoảng thời gian của mình hơn bao giờ hết ( vì thời gian đó là kết quả của một sự đánh đổi). Mình sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những việc mà mình muốn làm nhưng chưa dám làm, chưa có tiền hoặc chưa có thời gian: như là chú tâm học ngoại ngữ, tham gia hoạt động xã hội, kiếm việc làm thêm, học các khóa học bổ ích, đọc sách cả chiều, nghiền ngẫm cái gì đấy mình quan tâm cả tối,...Tuy nhiên khi trả lời đến câu hỏi này, luôn có cảnh báo trong đầu mình là: không được để che mắt. Thực sự thì nghe kể thì có vẻ nhiều hoạt động nhưng mình phải thực sự nghiêm túc với những cam kết. Nếu không có những cam kết chắc chắn nó chỉ dừng lại ở sự thỏa mãn tức thời mà không được dài lâu.
4. (x)
5. Bạn đang trì hoãn điều gì vì lo sợ?
Travel solo trong phạm vi châu Á.
Bảo lưu học trên trường.
Bảo lưu học trên trường.
Bắt tay vào kinh doanh.
Làm vlog(!)
6. Bạn sẽ mất gì cả về tài chính, tinh thần và thể lực nếu trì hoãn hành động?
Nếu sau kì 1 năm 2, giả sử như mình vẫn không muốn tiếp tục theo học trên trường vì cảm thấy những bài giảng vô nghĩa thì:
- Nếu tiếp tục học: thứ nhất là mất thời gian ( vì thay vì ngồi học, có thể mình lại ngồi đọc sách hay làm cái gì đó không liên quan); thứ hai đầu tư tiền không đúng nơi đúng chỗ và đặc biệt là không đúng thời điểm ( trường mình tiền học quá căng nên đó chính là vấn đề; vấn đề nằm ở nguồn lực tài chính có hạn song nhu cầu thì là vô hạn!); thứ ba, mình đặt trong trạng thái thụ động và trì hoãn tiếp tục kéo dài ( điều này thì quá nguy hiểm vì con người trì trệ dẫn đến kết quả tụt hậu).
Có thể có người sẽ thây rất khó hiểu là tại sao không học cho xong đi, học để lấy cái bằng thôi mà. Thế cũng tốt! Mình cũng biết điều mà mọi người biết nhưng vấn đề là mình không muốn đặt thái độ đó đến trường. Mình không cần mình phải quá nghiêm túc trong chuyện học tập ở trường nhưng trước khi đến và học, mình buộc bản thân phải hiểu lý do mà mình miễn cưỡng học? lý do mà mình cho rằng bằng cấp là quan trọng? lý do mình chọn việc học trên trường thay vì học ngoài đời. Mình cần lý do để đi tiếp.
- Ngược lại nếu mình không tiếp tục học: mình sẽ không đoán già đoán non về thành quả xứng đáng mình nhận được ( có thể mình sẽ không nhận được cái gì ngoài cái là mình đã cho bản thân cơ hội để làm những gì mình thấy cần làm). Chỉ đơn giản là cánh cửa này dẫn đến điều gì đó mình chưa biết nhưng tốt hơn là mở 1 cánh cửa mà biết trước là sẽ toàn điều đáng thất vọng.
- Ngoài ra, việc trì hoãn travel solo, làm vlog sẽ khiến mình mãi mãi không thể trở thành một người có thể vừa đi du lịch lại vẫn kiếm được tiền như mình mong muốn.
- Trì hoãn tìm hiểu về cách thức kinh doanh trên mạng cũng sẽ khiến mình khó mà phát triển thêm về kĩ năng, lại bí bách về tài chính và kết quả là không thể làm được những kế hoạch mà mình đã vạch ra.
- Ngoài ra, việc trì hoãn travel solo, làm vlog sẽ khiến mình mãi mãi không thể trở thành một người có thể vừa đi du lịch lại vẫn kiếm được tiền như mình mong muốn.
- Trì hoãn tìm hiểu về cách thức kinh doanh trên mạng cũng sẽ khiến mình khó mà phát triển thêm về kĩ năng, lại bí bách về tài chính và kết quả là không thể làm được những kế hoạch mà mình đã vạch ra.
A lesson will be repeated until learned
Nguyễn Minh Anh
Comments
Post a Comment